Phần mềm quản lý học phí trên web và desktop – Ưu điểm từng loại

Phần mềm quản lý học phí

Phần mềm quản lý học phí dùng để quản lý học phí tại các trung tâm giáo dục và đào tạo. Có những nền tảng nào để có thể triển khai phần mềm? Có cách nào để chia sẽ dữ liệu học phí với phần mềm khác không? Bài viết này tôi sẽ giải thích rõ các khía cạnh đó.

Lợi ích của việc quản lý học phí bằng phần mềm

Để quản lý học phí thì chúng ta có thể dùng sổ hoặc file excel ghi chép

Cách làm này cũng có hiệu quả khi lượng học viên là vài chục người. Tuy nhiên, khi lượng học viên tăng lên hàng trăm thì nó sẽ bộc lộ nhiều điểm yếu.Chẳng hạn như tìm kiếm khó khăn, dễ bị treo máy, dễ thao tác nhầm… Hơn nữa, vì cuối tháng hoặc cuối kỳ phải thực hiện tính toán bằng tay nên dễ dẫn đến sai sót.

Việc dùng phần mềm để quản lý học phí tỏ ra có nhiều lợi ích hơn dùng file excel.

  • Truy cập, tìm kiếm thông tin nhanh hơn.
  • Khó bị treo máy vì loại cơ sở dữ liệu được dùng và ngôn ngữ lập trình ra phần mềm tốt hơn.
  • Tránh được sai sót số liệu không đáng có.
  • Tiết kiệm thời gian do nhưng công đoạn lặp đi lặp lại được máy tính thực hiện.

Các loại phần mềm quản lý học phí

Phần mềm cài đặt trên máy tính.

Chỉ có thể truy cập trên máy tính đó. Rất bất tiện khi muốn làm việc từ xa.

Phần mềm chạy trên nền web

Truy cập mạng nội bộ nếu cài đặt trên một máy chủ nội bộ. Truy cập mọi nơi nếu được cài đặt trên máy chủ gắn với tên miền nhất định.

Phần mềm quản lý học phí do chúng tôi cung cấp

  • Phân quyền với cấp độ quản lý và cơ sở. Quản lý có thể tạp account cho từng cơ sở. Xem báo cáo thống kê của từng cơ sở và tổng các cơ sở. Cấp độ quản lý không có quyền thu học phí.
  • Cấp độ cơ sở: thu học phí, tìm kiếm, trích xuất excel…
  • Quản lý học phí theo account, một account có thể gắn với nhiều người.
  • Chúng tôi cung cấp 2 loại: phiên bản cài đặt và phiên bản web.

So sánh phần mềm quản lý học phí trên web và trên máy tính

Ưu nhược điểm phần mềm quản lý học phí chạy trên web

  • Người dùng không phải cài đặt, có thể truy cập mọi nơi, mọi lúc. Chỉ một lần cài đặt duy nhất. Cài trên server nhưng do đơn vị viết phần mềm làm.
  • Truy cập bằng điện thoại, máy tính bẳng hoặc máy tính. Miễn là các thiết bị này có cài đặt trình duyệt web.
  • Chia sẻ cơ sở dữ liệu với phần mềm khác. Bằng cách cung cấp API, phần mềm khác có thể lấy truy xuất dữ liệu một cách dễ dàng.

Ưu nhược điểm phần mềm quản lý học phí trên máy tính

  • Do được cài đặt trên máy tính nên không cần kết nối mạng internet.
  • Muốn thu chi học phí thì phải mở đúng máy tính đã cài đặt.
  • Rất khó khăn trong việc tổng hợp dữ liệu từ nhiều cơ sở. Việc tổng hợp dữ liệu sẽ mất rất nhiều thời gian.
  • Khó chia sẻ dữ liệu với phần mềm khác.

Nếu đơn vị có từ 2 cơ sở và muốn từng cơ sở tự thu học phí thì nhiều vấn đề sẽ phát sinh.

  • Khó khăn trong việc tổng hợp chung.
  • Khó khăn trong việc học viên thay đổi cơ sở học.

Tóm lại thì

Tùy vào quy mô đơn vị mà bạn nên chọn loại phần mềm nào cho phù hợp. Nếu bạn chỉ có 1 cơ sở và không cần chia sẻ dữ liệu với phần mềm khác thì nên dùng loại dành cho máy tính. Ngược lại, bạn nên đầu tư ngân sách để có phiên bản dành cho web. Nó tỏ ra cực kỳ hiệu quả khi bạn muốn mở rộng số lượng cơ sở cho đơn vị mình về sau.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *